Hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn là như thế nào?

Bếp công nghiệp là nơi được sử dụng để chế biến đồ ăn cho số lượng lớn người dùng. Đây là loại bếp thường được sử dụng trong các khách sạn, nhà hàng, trường học, khu công nghiệp,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn dựa trên những tiêu chí nào nhé!

Hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn - STAVI

Để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như mang đến hiệu quả của bếp ăn công nghiệp. Việc thiết kế hệ thống bếp dựa trên những tiêu chí sau:

1. Hệ thống bếp công nghiệp thiết kế theo quy trình 1 chiều

Khi thiết kế hệ thống bếp nấu ăn công nghiệp bạn cần bố trí hợp lý từ khâu bảo quản, chế biến nấu, sơ chế cho đến khẩu rửa, thực phẩm cần đi theo một chiều và không quay lại lúc ban đầu. Điều này sẽ giúp bảo quản thật tốt những nguyên liệu cũng như thành phẩm của những công đoạn tốt hơn và  tránh bị nhiễm chéo vi sinh.

Hệ thống bếp công nghiệp 1 chiều

Hình ảnh: Hệ thống bếp công nghiệp 1 chiều 

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết mà nhiều người dùng khác cũng quan tâm

Những tiêu chí cần lưu ý khi bố trí hệ thống bếp công nghiệp nhà hàng

Hệ thống bếp công nghiệp an toàn là như thế nào?

2. Đảm bảo đủ ánh sáng cho toàn bộ hệ thống bếp

Khi biết được hướng ánh sáng sẽ biết được thiết kế bếp thế nào để có thể tận dụng được nguồn ánh sáng từ tự nhiên và có cách bố trí các vật dụng để không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và nhiệt độ nếu không sẽ có những trường hợp thiếu an toàn sẽ xảy ra.

Hệ thống bếp đủ ánh sáng

Hình ảnh: Hệ thống bếp đủ ánh sáng

Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống bếp công nghiệp cao cấp

Thiết kế hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn cùng STAVI

Cường độ ánh sáng luôn phải được đảm bảo đủ để  giúp các đầu bếp trưởng có thể thuận tiện hơn trong việc chế biến. Người đầu bếp luôn cần một cường độ ánh sáng đạt tiêu chuẩn, thông thường ánh sáng đạt tiêu chuẩn của khu nấu ăn là 5000lux trong đó lux chính là độ rọi. Bạn cần dựa vào diện tích của khu bếp để có thể tính toán số bóng đèn sao cho phù hợp.

3. Bố trí, sắp xếp trang thiết bị khoa học, hiệu quả

Việc sắp xếp các thiết bị và những dụng cụ bếp một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, từ các chi phí về mặt bằng chi tới chi phí về nhận lực cũng như tốc độ ra món ăn. Hơn nữa đồ vật được bố trí gọn gàng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên trong quá trình chế biến, từ đó các món ăn sẽ luôn đạt chất lượng.

Thiết bị được sắp đặt khoa học

Hình ảnh: Thiết bị được sắp đặt khoa học

Một hệ thống bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn cần đảm bảo trong mô hình bếp có 5 thiết bị:

  • Thiết bị bếp nấu công nghiệp để đun, nấu, sơ chế thực phẩm

  • Dụng cụ nấu ăn công nghiệp dùng để sơ chế cắt, xay nhỏ thực phẩm.

  • Thiết bị inox công nghiệp: bàn inox, giá kệ inox, quầy chậu inox, xe đẩy, bàn bẩn, bàn trung gian,…

  • Thiết bị đông lạnh công nghiệp để bảo quản thực phẩm: Tủ đông, tủ mát, bàn lạnh.

  • Thiết bị nóng công nghiệp: Tủ giữ nóng thức ăn, tủ sấy,…

4. Hệ thống thông gió, hút mùi đạt chuẩn

Hệ thống khử mùi và thông gió phải được bố trí phù hợp để có thể giảm mức tối đa mà mùi nấu ăn tỏa ra và cung cấp đủ lượng khí cho bếp, không nên để hệ thống thông gió quá gần bếp nấu và ga công nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc nấu.

Hệ thống hút mùi bếp công nghiệp

Hình ảnh: Hệ thống hút mùi bếp công nghiệp

Vậy chức năng của từng khu vực trong hệ thống bếp công nghiệp là gì?

Hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn gồm có các khu vực như:

  • Khu tiếp nhận: gồm có cân, giá để đồ, bàn inox, xe đẩy.

  • Khu sơ chế: gồm giá để đồ, chậu rửa, thiết bị sơ chế thái rau củ quả, thiết bị thái, băm thịt, nặn bột, nhào bột, ướp gia vị,….

  • Khu kho chứa: gồm các loại tủ bảo quản, tủ đông, tủ chứa đồ,...

  • Khu chế biến: gồm có bếp hầm, bếp nấu, bếp hấp, bếp nướng, bếp chiên, xào,….

  • Khu soạn đồ ra: gồm giá inox, chậu rửa, bàn inox, xe đẩy.

  • Khu diệt khuẩn, rửa bát: gồm giá thang inox nhiều tầng, chậu rửa, tủ diệt khuẩn.

1. Khu tiếp nhận

Khu tiếp nhận là khu dùng để tiếp nhận thực phẩm vào để chuẩn bị chế biến các món ăn. Tại đây nhân viên của bếp sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng cũng như số lượng của các sản phẩm. Thông thường ở khu vực này sẽ được bố trí cân, bàn inox và xe đẩy inox.

2. Khu sơ chế

Đây là khu vực mà các thực phẩm sẽ được sơ chế kỹ lưỡng trước khi đưa vào chế biến, các thiết bị cơ bản của khu vực này sẽ được các bao gồm như  máy thái thịt, máy cưa xương, máy xay thịt, bàn thái, thớt chặt,… Cùng với một số thiết bị khác giúp cho công việc sơ chế được diễn ra một cách thuận lợi.

3. Khu kho chứa

Khu này sẽ được dùng để lưu trữ thực phẩm như gia vị, thức ăn,... sau khi đã được nhập về. Hơn nữa thực phẩm tươi sống sau khi được nhập về chúng sẽ được lưu trữ trong các tủ lạnh và những kệ để đồ của kho. Những thiết bị tại kho sẽ được trang bị khá đầy đủ như tủ đông công nghiệp và tủ lạnh công nghiệp,… Dung tích và kích thước của tủ sẽ được phụ thuộc vào từng quy mô, khu vực này thường được thường được bố trí xa với khu để thức ăn chín.

4. Khu chế biến

Các thực phẩm sẽ được chế biến thành các món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng theo thực đơn ngày. Tại khu nấu ăn các thực phẩm sau khi được sơ chế sẽ được chuyển ngay  tới khu nấu hoặc bảo quản tại các tủ mát. Hơn nữa đây chính là khu vực trung tâm của bếp, các thiết bị của khu này thường được bao gồm tủ nấu cơm công nghiệp, bếp chiên rán, tủ hấp tầng, bếp hầm,…

5. Khu soạn đồ ra

Với những thức ăn đã được nấu chín sẽ được sẽ được phân chia tại khu này. Đối với khu vực chia cần phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, đặc biệt cần phải tránh xa các khu chế biến, khu chứa đồ ăn sống,… Để có thể đảm bảo an toàn các thiết bị của khu này sẽ được trang bị khay đựng thức ăn, bàn chia thức ăn, thiết bị giữ nóng thức ăn,…

6. Khu diệt khuẩn, rửa bát

Đây chính là khu vực không thể thiếu trong hệ thống bếp ăn công nghiệp. Tại khu vực này cần được trang bị các thiết bị như bàn  thu gom thức ăn thừa, thùng di động thức ăn thừa, chậu rửa bát công nghiệp, máy rửa bát công nghiệp, tủ sấy,… Các thiết bị này sẽ giúp  bạn vệ sinh toàn bộ dụng cụ nấu ăn một cách tối ưu nhất.

Với những thông tin STAVI đã chia sẻ chắc chắn Quý khách hàng đã hiểu về Hệ thống bếp công nghiệp đạt chuẩn là như thế nào và chức năng của mỗi bộ phận ra sao. Để có một khu bếp công nghiệp đạt chuẩn làm việc hiệu quả và khoa học, hãy “LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI” để được hỗ trợ setup hệ thống bếp công nghiệp và giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Bài viết khác

0917325858