Vai trò quan trọng của dinh dưỡng học đường đối với trẻ em

Nguồn dinh dưỡng đến từ những bữa ăn tại trường học đóng vai trò quan trọng cho hoạt động hàng ngày của trẻ, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện và thể chất của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng học đường hợp lý ngay tại trường học nhằm bảo vệ sức khỏe hiện tại và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường cần thuê các đơn vị suất ăn công nghiệp uy tín, chất lượng nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, giúp giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ.

Hãy cùng STAVI tìm hiểu thực trạng và các giải pháp cải thiện dinh dưỡng học đường tại Việt Nam hiện nay.

Cải thiện dinh dưỡng học đường cho trẻ có vai trò quan trọng

Thực trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam

Dinh dưỡng học đường là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời là bước đệm để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia trong tương lai.

Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ em, nhà nước đã đưa vấn đề này vào Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Nhờ đó, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân đã có sự cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm:

  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Mặc dù tỷ lệ này đã iảm dần theo từng năm nhưng vẫn còn 20 tỉnh trong số 63 tỉnh thành trên cả nước có trên 20% trẻ dưới 5 tuổi bị đưa vào nhóm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Đã giảm đáng kể nhưng theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, vẫn có 18,2% trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam bị thấp còi. Do đó, Việt Nam vẫn nằm trong 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao trên toàn cầu.

Cho đến nay, với nhiều chính sách quan tâm đặc biệt đến trẻ em, nhằm giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhưng bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng vẫn đang có dấu hiệu gia tăng. Đây chính là vấn đề đang được toàn xã hội uan tâm chứ không riêng ngành y tế. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng học đường ngày càng trở nên nghiêm trọng:

  • Béo phì: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tại khu vực đô thị tăng đáng kể từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân củ yếu đến từ việc cho trẻ ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng nhiều thức ăn nhanh và đồ chiên rán. Bên cạnh đó trẻ em bây giờ rất lười vận động, chủ yếu ngồi nhiều Cụ thể trẻ từ 5-19 tuổi có sự thay đổi theo năm như sau:

- 2010: 8,5%

- 2020: 19%

  • Suy dinh dưỡng: Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất vẫn còn phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn dù đã được cải thiện nhờ các chế độ quan tâm của nhà nước.
  • Giáo dục dinh dưỡng: Các nhà trường hiện nay thường thuê các đơn vị suất ăn công nghiệp về nấu, nên về phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao vì tùy thuộc vào các đơn vị cung cấp dịch vụ. Nhiều phụ huynh và học sinh còn thiếu kiến thức về dinh dưỡng. Điều này dẫn đến việc lựa chọn sai thực phẩm và cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ chưa chuẩn.
  • Chế độ ăn uống trong trường học: Một số trường học còn nấu ăn tự phát, không thuê các đội ngũ chuyên nghiệp, nên còn tồn tại một số vấn đề trong việc cân bằng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn. Các bữa ăn chưa đủ hàm lượng chất đạm, thiếu hoa quả hoặc rau xanh nhưng lại thừa đường và chất béo...

Đứng trước thực trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam còn nhiều vấn đề như hiện nay, việc cải thiện dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần rất cần sự quan tâm của các ban ngành và toàn xã hội. Để giải quyết tình trạng này, phải có những biện pháp triệt để nhằm cải thiện dinh dưỡng học đường toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững của trẻ em Việt Nam.

Thực trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam

Thực trạng dinh dưỡng học đường tại Việt Nam

Sở thích ăn uống của học sinh hiện nay

Thói quen ăn uống của học sinh đang chịu ảnh hưởng lớn từ các quảng cáo hiển thị trên các trang mạng xã hội, cùng mới sự ra đời của nhiều thực phẩm chế biến sẵn bắt mắt và hấp dẫn vị giác. Sự đa dạng của các món ăn kết hợp với tâm lý muốn trải nghiệm của trẻ, khiến cho thói quen ăn uống của thẻ ngày một thay đổi. Điều này dẫn đến nhiều thói quen không lành mạnh, bao gồm:

  • Trẻ hay mua các thức uống có ga, nước ngọt, nước tăng lực và các loại nước ép đóng chai sẵn.
  • Hay mua các thức ăn nhanh, chế biến sẵn ở cổng trường học như xúc xích rán, nem chua rán, các loại thực phẩm được tẩm ướp gia vị và phẩm màu nhiều.
  • Ăn khẩu phần lớn, nhiều đạm nhưng ít rau xanh dẫn đến béo phì nhưng lại thiếu chất.
  • Thường xuyên ăn hàng rong, đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa, ăn không đúng giờ hoặc ăn đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.
  • Uống ít nước làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn
  • Những thói quen này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, thiếu vi chất dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến khả năng học tập. Do đó, cần định hướng trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm.

Vai trò quan trọng của dinh dưỡng học đường cho trẻ em

Dinh dưỡng học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Hỗ trợ phát triển toàn diện: Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng chính là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như protein, chất đường, chất xơ, chất béo và vi chất... để giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng và phát triển tư duy tốt hơn. Thiếu dinh dưỡng không những gây suy dinh dưỡng mà còn khiến não bộ của trẻ chậm phát triển, gây nên sự thiếu tập trung, mệt mỏi, uể oải ở trẻ.
  • Phòng ngừa bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, thiếu máu, loãng xương, suy dinh dưỡng... Ở vùng sâu, vùng xa, các vùng trẻ em thường thiếu dinh dưỡng, thấp còi còn ở thành thị thì lượng trẻ béo phì ngày càng tăng cao. Cải thiện dinh dưỡng học đường chính là cách tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Trường học là nơi lý tưởng để có thể giáo dục kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời định hướng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ. Từ đó, giúp trẻ hình thành nhận thức đúng đắn về dinh dưỡng và duy trì thói quen tốt suốt đời.
  • Nâng cao hiệu quả học tập: Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ tập trung, ghi nhớ tốt hơn và có sức khỏe tốt để học tập. Nếu ngược lại trẻ sẽ bị suy nhược cơ thể, khó tập trung và ghi nhớ kiến thức trên lớp, về lâu dài sẽ gây ra tâm lý chán nản không muốn tiếp tục đi học.
  • Góp phần phát triển xã hội bền vững: Trẻ khỏe mạnh, thông minh hơn chính là những mầm non tương lai góp công sức để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Các em chính là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội cần được quan tâm và chăm sóc mỗi ngày.

Nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhưng mất cân đối về dưỡng chất, nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu dinh dưỡng không đầy đủ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Giải pháp cải thiện dinh dưỡng học đường

Cải thiện dinh dưỡng học đường là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ em, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tương lai bền vững. Các trường cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục dinh dưỡng vào thể chất vào các tiết giảng trên lớp, kết hợp với các hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh.

Muốn thực hiện điều này, cần đảm bảo các bữa ăn học đường cân đối, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính:

  • Chất đạm (protein): Đáp ứng 13-20% tổng năng lượng khẩu phần.
  • Chất béo (lipid): Đáp ứng 20-40% tổng năng lượng khẩu phần tùy theo độ tuổi.
  • Chất bột đường (glucid): Đáp ứng 47-65% tổng năng lượng khẩu phần.
  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung sắt, kẽm, canxi, vitamin A, B, C, D và chất xơ.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mỗi bữa ăn tại trường học

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mỗi bữa ăn tại trường học

Lưu ý, tùy theo các độ tuổi khác nhau mà sẽ có những định mức phù hợp cho trẻ

Hiện nay các trường học ở các cấp thường không tự túc nấu ăn mà thuê các đơn vị chuyên nghiệp, có các dinh dưỡng viên được đào tạo về thầu nấu ăn cho trẻ. Do đó, vấn đề dinh dưỡng được cải thiện đáng kể, thực đơn sẽ được lên trước hàng tuần, hàng tháng cân đối đầy đủ cả 4 nhóm chất. Đây chính là giải pháp tối ưu giúp đẩy lùi các vấn đề về suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ.

10 nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần tuân thủ 10 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm chọn thực phẩm tươi sạch, nấu chín kỹ, bảo quản đúng cách, rửa tay sạch sẽ và sử dụng nước an toàn.

  • Lựa chọn thực phẩm tươi và an toàn: Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, không có dấu hiệu hư hỏng hay ô nhiễm.
  • Nấu chín kỹ trước khi ăn: Đảm bảo thực phẩm được nấu ở nhiệt độ phù hợp để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Dùng ngay sau khi nấu: Hạn chế để thức ăn nguội trước khi ăn nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bảo quản thức ăn chín đúng cách: Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ an toàn, tránh để quá lâu ở nhiệt độ phòng.
  • Hâm nóng thực phẩm kỹ lưỡng: Khi làm nóng lại thức ăn, cần đảm bảo nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.
  • Tránh ô nhiễm chéo: Giữ riêng thực phẩm sống và chín, tránh tiếp xúc với bề mặt không sạch.
  • Rửa tay sạch sẽ: Luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thực phẩm và sau mỗi lần gián đoạn công việc.
  • Giữ vệ sinh khu vực chế biến: Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn.
  • Che đậy thực phẩm cẩn thận: Bảo vệ thực phẩm khỏi côn trùng và các động vật khác.
  • Sử dụng nguồn nước sạch: Chỉ sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và chế biến nhằm đảm bảo vệ sinh.

8 nhóm thực phẩm chính cần duy trì trong bữa ăn của trẻ

Trong chế độ dinh dưỡng học đường, việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm là yếu tố quan trọng để giúp trẻ em hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển. Dưới đây là 8 nhóm thực phẩm chính cần có trong thực đơn hàng ngày:

  • Nhóm lương thực: Bao gồm gạo, ngô, khoai, sắn và các thực phẩm chứa tinh bột khác, giúp duy trì các hoạt động thể chất và não bộ hàng ngày của trẻ.
  • Nhóm thịt, cá và hải sản: Cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể cùng các vitamin khoáng chất như: sắt, kẽm và omega-3... hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp, não bộ và tăng trưởng tổng thể.
  • Nhóm các loại hạt: Gồm đậu, đỗ, vừng, lạc, hạnh nhân, mắc ca, hạt chia – nguồn cung cấp protein lành mạnh từ thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
  • Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa: Giàu canxi và vitamin D, giúp xương và răng khỏe phát triển mạnh.
  • Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng: Chứa lượng lớn protein chất lượng cao và các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
  • Nhóm rau củ có màu vàng, cam, đỏ và rau xanh đậm: Bao gồm cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua cùng các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ, rau ngót. Nhóm này giàu vitamin A, C, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Nhóm rau củ quả khác: Như su hào, bắp cải, đậu đỗ, bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm và phát triển thể chất đầy đủ.
  • Nhóm dầu ăn và mỡ các loại: Cung cấp chất béo thiết yếu, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) và bổ sung nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể.Việc kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm này trong bữa ăn học đường sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Ngoài ra, tỷ lệ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn cũng cần được cân đối phù hợp với từng lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho quá trình lớn khôn của trẻ.

Dinh dưỡng học đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức liên quan để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời, cần đẩy mạnh giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về thói quen ăn uống lành mạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng học đường khoa học sẽ góp phần tạo nên một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng cho tương lai!

 

Bài viết khác

0917325858